Facebook   -   Hotline: 08.6714.3235 (Zalo)
Tìm kiếm:

KHI BẠN MUỐN ĐỐI THOẠI HAI CHIỀU MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Bạn có để ý thấy một số người không thể đối thoại với nhau mà chỉ thay phiên nhau độc thoại:

Alice: Cuộc họp hôm nay tốt đẹp. Sally đã ký duyệt dự án của tôi.

Bob: Tôi cũng vậy. Tôi đã dự một cuộc họp Hội đồng quản trị hiệu quả chưa từng thấy.

Alice: Tôi hiểu ý anh rồi. Tôi rất sợ phải hỏi ý Sally. Anh biết tính bà ấy rồi

Bob: Tôi biết mà. Mấy cuộc họp Hội đồng quản trị lúc nào cũng kéo dài lê thê

Thoại nhìn, trông như Alice và Bob đang trò chuyện với nhau.

Nhưng không phải. Họ đang nói những chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nói như tiến sỉ Stephen Covey, khi trò chuyện, chúng ta sẽ “tìm hiểu người khác trước tiên, sau đó làm người khác hiểu mình”. Lẽ ra họ nên đối thoại với nhau thế này:

Alice: Cuộc họp hôm nay tốt đẹp. Sally đã ký duyệt dự án của tôi.

Bob: Hay quá, kể tôi nghe xem nào

Alice: Tôi rất sợ phải hỏi ý Sally. Anh biết tính bà ấy rồi

Bob: Tất nhiên. Chị đã thuyết phục bà ấy thế nào?

Alice: À, tôi …( kể chuyện )

Bob: Chị cảm thấy thế nào?

Alice: Thật tình mà nói, nhẹ cả người. Tôi… ( kể chuyện )

Bob: Tốt lắm. Bữa nay cuộc họp của tôi cũng tốt đẹp.

Phiên bản này tốt hơn nhiều. Bob lắng nghe Alice. Anh đáp lại những gì cô ấy nói thay vì chỉ chờ đến lượt mình nói. Sau đó, đến lượt Alice, cô ấy sẽ tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện của Bob. Khi cả hai bên đều lắng nghe thì cả hai bên đều có lợi.

Phong cách của bạn thiên về hướng nào trong hai cuộc nói chuyện này? Nếu rơi vào trường hợp đầu tiên thì mừng cho bạn, vì đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhưng lại khá dễ dàng điều chỉnh. Bạn “chỉ cần” thực hiện 3 điều:

  1. Nói ít hơn: nếu nói, bạn sẽ không lắng nghe. Cho nên, khi đến lượt mình nói, hãy nhớ WAIT – viết tắt cho khẩu hiệu Why Am I Talking ( Tại sao tôi nói )?
  2. Hỏi nhiều hơn: khi ai đó nói một điều gì, thay vì đưa ra quan điểm của mình, bạn hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm.
  3. Luôn nhớ áp dụng những nguyên tắc này: đây mới là điều khó nhất, bởi vì hai nguyên tắc nêu trên không khó thực hiện nhưng lại khó nhớ trong lúc đối thoại. Để tự nhắc nhở mình, bạn có thể:
    1. khi nói chuyện qua điện thoại, hãy viết chữ “Hỏi” hoặc “WAIT” bằng chữ cái in hoa trên giấy nháp, và/hoặc
    2. Ghi hẳn vào trong lịch làm việc: “Cuộc họp nào trong tuần này mà mình phải hỏi nhiều/nói ít?”

Và, dĩ nhiên, khi mọi thứ không theo như dự tính, bạn thừa biết đó là lúc cuộc nói chuyện trở nên kém hiệu quả.

Trong trường hợp đó, hãy tự hỏi “Mình có đang nói quá nhiều /hỏi quá ít hay không?”. Nếu vậy, hãy yêu cầu người kia giải thích lại những gì họ vừa mới nói, cung cấp thêm chi tiết… Bạn sẽ thấy khi làm theo cách này, những lợi ích đạt được vượt xa so với nói chuyện theo cách cũ.

Tóm lại, chúng ta muốn đối thoại chứ không phải thay phiên nhau độc thoại. Vì vậy, hãy tập trung cao độ vào ngôn từ của người trước mắt mình. Đề nghị họ nói sâu về những gì họ vừa mới nói, cho ví dụ hay làm bất cứ điều gì để cả hai bên đều tập trung vào cùng một vấn đề.

và, khi đến lượt mình lên tiếng, hãy nhớ công thức WAIT – Why Am I Talking ( Tại sao tôi nói )?  

( Nội dung được trích lục từ sách )

Đăng ký nhận tin

Nhập email của bạn vào khung kế bên và chọn đăng ký. CoachingPerfect.com sẽ gửi đến bạn tin tức mới nhất.

Liên hệ

Coaching Perfect Việt Nam

Địa chỉ Số 10D2, đường 79, khu định cư Tân Quy Đông, tổ 6, khu phố 2, P. Tân Phong, Q.7, TPHCM.
Điện thoại 08.6714.3235
Email contact@coachingperfect.com
MST 0313341079

Bản đồ

Liên kết với Chúng tôi

 
© 2024 Coaching Perfect Việt Nam. All rights reserved. Powered by VietMis.
RSS
KHI BẠN MUỐN ĐỐI THOẠI HAI CHIỀU MỘT CÁCH HIỆU QUẢRating: 8 out of 10410.